[KDLH] – Cách Huế khoang hơn 10km, Đầm Chuồn là một phần trong hệ thống Đầm phá Tam Giang, đi qua quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền. Bạn đã đến Huế nhiều lần, đã nhiều lần được ngắm nhìn những cảnh đẹp của Huế từ lăng tẩm đền đài của ngày xưa, không gian yên tĩnh và tâm linh của những ngôi chùa Huế. Bạn có thể đã đặt chân đến Phá Tam Giang, cửa biển Thuận An…. Nhưng có thể bạn chưa đặt chân đến Đầm Chuồn, ngay cả những người ở Huế khi được hỏi đường đi đầm Chuồn cũng có nhiều người trả lời "Đầm Chuồn là chỗ mô hè? Răng không nghe nói khi mô hết ri". Cách Huế khoảng hơn 10km, Đầm Chuồn là một phần trong hệ thống Đầm phá Tam Giang, đi qua quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền, qua các cánh đồng thơm mùi lúa chín đầm Chuồn hiện ra trong sự bình yên. Cảnh vật và đời sống con người nơi đây dường như vượt quá xa những khái niệm, quy chuẩn về vẻ đẹp. Đặc biệt, thiên nhiên đầm Chuồn tuyệt vời hơn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều tà với những mảng màu đa sắc. Rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên lẫn không chuyên đến nơi đây và "mang về" cho người xem những tấm ảnh tuyệt diệu. Tuy nhiên, đầm Chuồn vẫn còn nguyên đó những nét đẹp kỳ thú mà bất cứ ai cũng có thể khai thác./. http://www.kenhdulichhue.com/dam-chuon-ve-dep-cua-dam-pha-hue/ Kênh du lịch Huế trang cung cấp các thông tin về dịch vụ du lịch và giải trí tại Huế, các món ăn đặc sản huế như bánh bèo , cơm hến, chè cung đình huế. Các điểm tham quan như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định
Mã số bài viết 99ed495adf0dbf088e67fc3018600e43
Friday, 26 October 2012
Cung An Định
Địa chỉ: Số 78A Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Cách trung tâm thành phố Huế 2km, vị trí nằm cuối đường Nguyễn Huệ, gần Dòng Chúa Cứu Thế và nằm đầu đường Nguyễn Khuyến, gần ngã tư Hùng Vương. Cung An Định rộng hơn 23.460m2, nằm trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Vua Khải Ðịnh (1916-1925) đã cho xây cung điện này từ một vương phủ nhỏ vốn là tiềm để của ông. Công trình chưa xong, nhà vua băng hà. Hoàng tộc dùng An Ðịnh Cung làm nơi tiếp khách nước ngoài. Sau đó bà Từ Cung ở đó năm 1945-1950-1968-1975. Cung điện vẫn còn nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn cộng với kiến trúc gôtích in đậm trong những phong cách trang trí và các chi tiết kiến trúc như cột trụ, vòm cửa. Vật liệu xây dựng cũng Tây hóa như bất kỳ một công trình nào được xây trong gian đoạn đó. Ði sâu vào lâu đài ta có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của một nhà quý tộc châu Âu bởi sự phong phú về những phòng ốc, cầu thang, bởi những họa tiết hầu như xa lạ với truyền thống. Lá nho thay thế rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Nội thất Ðại Sảnh gồm 20 phòng nhưng phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Trên tường phòng khách là sáu bức tranh vẽ cảnh lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Ðức, lăng Khải Ðịnh, lăng Ðồng Khánh. Tranh vẽ bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh, 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trổ rất tinh vi, sinh động. Có lẽ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng – chính những bức tranh này cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm áp kéo chúng ta ra khỏi cảm giác lọt vào lâu đài phương Tây. Từ tầng này có cầu thang dẫn lên tầng 2,3 nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung và thờ thần linh. Trong An Ðịnh Cung trước đây có nhà Cửu Tư Ðài một công trình kiến trúc nổi tiếng có nội thất trang trí sành sứ ghép – loại hình phổ biến thời Khải Ðịnh, góp phần mang lại danh hiệu cho ông vua "Người con của những mảnh sành" mà người Pháp đã tặng cho ông. Sau tòa nhà chính là vườn nuôi nai, cá sấu. Trên ban công một bức bình phong ở tầng 2 còn lưu lại dấu vết bài ngự chế An Ðịnh Cung do vua Khải Ðịnh viết vào mùa thu năm Canh Thân (1920) được khắc trên xi măng vôi vữa. Kênh du lịch Huế trang cung cấp các thông tin về dịch vụ du lịch và giải trí tại Huế, các món ăn đặc sản huế như bánh bèo , cơm hến, chè cung đình huế. Các điểm tham quan như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định
Mã số bài viết f081ebaac25a8f2c16b4d5ee9f4d072c
Mã số bài viết f081ebaac25a8f2c16b4d5ee9f4d072c
Thursday, 25 October 2012
Chín loài hoa trên Cửu đỉnh Huế
[KDLH] – Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh đồng đồ sộ ở trong Đại nội Huế, vốn được xem là báu vật và là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng nước ta. Ngoài phong cảnh non sông gấm vóc nước Việt Nam thì trên đó còn được khắc chạm 9 loài hoa gắn liền với đời sống của người Việt. 9 lại hoa này có sắc đẹp, có hương thơm, có nhiều giá trị và được nhân dân ta ưa chuộng. Vì vậy quốc hoa của nước ta cũng có thể là một trong chín loài hoa xinh đẹp đó: hoa tử vi, hoa sen, hoa nhài, hoa hồng, hoa hải đường, hoa hướng dương, hoa sói, hoa dâm bụt, hoa ngọc lan. Kênh du lịch Huế trang cung cấp các thông tin về dịch vụ du lịch và giải trí tại Huế, các món ăn đặc sản huế như bánh bèo , cơm hến, chè cung đình huế. Các điểm tham quan như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định
Mã số bài viết d64a7d16e0305fca45865a480f9d5718
Mã số bài viết d64a7d16e0305fca45865a480f9d5718
Subscribe to:
Posts (Atom)